Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

CHA TÔI

 Bài viết đăng báo đã lâu, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, con đăng lại trên trang riêng của con để kính tặng cha

        
 Cây vững  nhờ cội to, sông lớn bởi nhiều nguồn hợp lại. Riêng tôi, tôi có một người cha để tự hào, để làm tấm gương soi cho cuộc đời mình  
      Tôi là con gái lớn trong một gia đình nửa công chức, nửa thôn quê. Họ nội tôi, những người trưởng thành đều thoát ly. Còn họ ngoại hầu hết đều làm ruộng. Thầy tôi là giáo viên, còn u tôi là "kỹ sư nông nghiệp đồng xanh". Vì ở nhà quê nên 7 chị em tôi nghiễm nhiên cũng là công dân của đồng ruộng. Hơn những gia đình khác trong xóm ở chỗ: Cả 7 chị em tôi đều được học hết cấp 3. Sau đó, tùy sức học của mỗi người mà học lên nữa hay không. Nhưng cái sự học lên của chúng tôi cũng là nhờ ở thầy tôi. Thầy tôi thường bảo với chị em chúng tôi rằng : “Con người ta khổ nhất là không có kiến thức. Hết cấp 3 của các con mới chỉ là thoát nạn mù chữ mà thôi”. Việc học lên tôi không nói ở đây. Tôi chỉ xin kể về thầy tôi theo thứ tự thời gian.
         Khi tôi được 2 tuổi, thầy tôi lên Tây Bắc dậy học. Suốt 5 năm trời, thầy tôi chỉ về mỗi năm 1 tháng vào dịp hè. Quà của thầy tôi chẳng có gì ngoài những câu chuyện cổ tích. Tôi lại chúa thích truyện nên mỗi khi thầy tôi ở nhà là tôi vui lắm. Từ bé đến giờ tôi chưa bao giờ bị thầy tôi mắng mỏ. Tôi còn nhớ năm tôi lên 5 tuổi, nhà tôi có 1 va ly quần áo bị mối xông. U tôi khóc như nhà có đám. 3 chị em tôi sợ quá chẳng hiểu vì sao u tôi lại khóc dữ như thế. Sau bà ngoại tôi giải thích: Mối xông quần áo là “độc” lắm, thầy cháu đi xa như thế chẳng hiểu có chuyện gì không?". Nhưng rồi cũng chẳng có chuyện gì xẩy ra với thầy tôi cả.
       Năm tôi lên 7 tuổi, thầy tôi chuyển về dậy học ở huyện. Trường thầy tôi dậy cách nhà khoảng 5 cây số,, nếu đi đường tắt chỉ khoảng 2 cây. Đã có lần tôi với cô tôi đi tắt ruộng sang trường thầy tôi. Đó là lần đầu tiên tôi được nghe các cô các chú trong trường khen thầy tôi và bảo tôi học cho giỏi để theo kịp thầy.
       Những năm sau này, thầy tôi thường được nghỉ ở nhà  vào tối thứ 7. Mỗi tối ấy tôi lại được nghe một câu chuyện cổ tích. Những đêm trăng sáng, thầy tôi thường kê mấy chiếc ghế và cái chõng tre ra ngoài sân nằm cho mát. Rồi chỉ cho chị em tôi vị trí sao Bắc cực, dải Ngân Hà, sao Thần Nông, Mắt Vịt... kèm theo là những câu chuyện cổ tích về sao Hôm, sao Mai, sông Ngân, Mưa Ngâu ...Với tôi, thầy tôi là cả một kho cổ tích với sự hiểu biết về Đông tây – Kim cổ, thiên văn, địa lý. Tôi hỏi thầy: “sao thầy biết nhiều thế?”. Thầy tôi bảo: “Phải học thì mới biết con ạ. Học không chỉ ở trường mà còn học ở bạn bè, ở sách báo nữa”. Câu nói của thầy tôi luôn in đậm trong tôi, khích lệ tôi trong suốt cuộc đời.
       Khi còn là học sinh, tôi không chú ý lắm đến việc thầy tôi làm như thế nào, quan hệ với đồng nghiệp và mọi người ra sao. Tôi chỉ thấy năm nào thầy tôi cũng có 1 huy chương chiến sỹ thi đua đem  về cho chị em chúng tôi xem, xong thầy tôi lại cất vào  hộp để vào trong tủ. U tôi nói đùa: “ Giá nó bằng vàng thật thì nhà mình giàu lắm”.
       Hiện nay, tôi đang sinh cơ lập nghiệp tại địa bàn nơi thầy tôi đã từng 15 năm liền làm hiệu trưởng. Tôi mới thấy rõ vị thế của thầy tôi trong suy nghĩ của người dân và những người đã từng là học sinh của thầy tôi. Ngay cả những người ngày xưa từng là học sinh "cá biệt" cũng đều nhắc tới thầy tôi với thái độ kính trọng đặc biệt. Những đồng nghiệp của thầy tôi ngày xưa thường nói với tôi rằng: “ Bây giờ các cô các chú theo được thầy cháu như ngày xưa khó lắm”
       Nhắc tới câu này, tôi lại nhớ về chuyện xẩy ra năm 1977, khi cơn bão số 3 có sức gió dật trên cấp 12 đổ về. Bữa đó u tôi ốm, ba chị em tôi phải tự đi mượn tre đưa lên mái nhà để chằng cho khỏi tốc rạ. Hai em, một 15 và một 12 tuổi ở phía dưới đưa tre, tôi ở trên đón và chằng buộc. 17 tuổi nhưng tôi vẫn nhỏ như trẻ 14 – 15 bây giờ nên ngã xiêu ngã vẹo liên tục. Cuối cùng thì chúng tôi cũng giữ được mái nhà nguyên vẹn. Bão tan, hôm sau thầy tôi mới về. U tôi có ý trách. Thầy tôi ôn tồn bảo: Nhà mình có 5 gian chứ trường tôi có tới mấy chục gian cơ. Nếu tôi cũng về thì lấy ai chống bão cho trường”. Bây giờ nhắc lại câu này chắc có nhiều người cho thầy tôi là “Hâm”. Nhưng với chị em tôi, đây chính là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm với công việc, về lòng yêu nghề mà chúng tôi cần phải noi theo.
      Với xã hội, thầy tôi là một nhà giáo khả kính. Với gia đình, thầy tôi là một người chồng, người cha, người ông mẫu mực. Học sinh của thầy tôi, nhiều người đã ở tuổi 60, có lớp người mới xấp xỉ 30. Thầy tôi cũng đã nghỉ hưu được hơn chục năm rồi. Ấy vậy mà Tết nào thầy tôi cũng có học trò tới thăm. Thầy trò gặp nhau chuyện vui không dứt. Mỗi lần chứng kiến cảnh ấy, tôi lại nhớ về mấy câu thơ thầy tôi viết khi mới nghỉ hưu:
 “Già rồi vẫn chưa muốn về hưu.
Chỉ sợ buồn thôi, chẳng sợ nghèo.
Lại sợ tuổi già đi nhanh quá
Tâm hồn con trẻ vẫn còn theo”   Và tôi càng hiểu rằng: Thầy tôi yêu nghề, yêu lớp học sinh biết nhường nào.

       Bây giờ thầy tôi đã sắp sang tuổi “thấp thập cổ lai hy” rồi nhưng vẫn còn hăng hái hoạt động xã hội. Thầy tôi bảo: Những việc làm ấy giúp thầy khỏe ra, không còn thấy buồn khi phải xa mái trường, xa học sinh nữa ./.

33 nhận xét:

  1. Thật tự hào khi có người cha như vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy chị ơi, chúng em tự hào về cha mình lắm

      Xóa
  2. Thế ra ba cháu đồng nghiệp với chú, chú ra dạy sau ít năm vì hoàn cảnh riêng, chắc thầy cháu cũng sắp chú thì phải. Chúc cha con mạnh khỏe, hạnh phúc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chú ạ, cha cháu nhiều hơn chú 2 tuổi nhưng đã mất 2 năm rồi chú ạ. Bài cũ cháu đăng báo từ năm 2005 cơ mà.
      Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, cháu kính chúc chú luôn vui khoẻ. Chúc cô chú luôn Hạnh phúc, chú nhé

      Xóa
  3. Nhân ngày 20-11 cho chị gửi lời chúc sức khỏe tới thầy em, một nhà giáo của nhân dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cảm ơn chị nhiều. Nhưng cha em mất rồi chị ơi. Đây là bài cũ em đăng lại thôi

      Xóa
  4. Chị thích nha! Lớn thế vẫn còn Thầy. Mà thầy chị thật đáng tự hào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em ơi, cha chị mất rồi. Đây là bài chị đăng lại mà.
      Chị đã viết khi cha chị mất có đoạn như thế này:
      Chín mốt vòng hoa phủ quanh mồ
      Chung quanh con cháu chít khăn xô
      Làng trên xóm dưới đông đủ cả
      Khản tiếng gọi cha lệ chẳng khô ...
      Thầy chị đáng để chị tự hào lắm em à

      Xóa
  5. Những kỷ niệm về gia đình thật đẹp biết bao chị nhỉ? và thật tự hào về người Cha đáng kính, cho em chia sẻ với chị nhé
    Chúc chị những ngày nghỉ cuối tuần thật vui và an lành

    Trả lờiXóa
  6. Nếu không nhầm bài viết này hình như mình đã xem bên Yahoo! blog ngày nào. Đặc biệt là bài thơ tứ tuyệt: “Già rồi vẫn chưa muốn về hưu/ Chỉ sợ buồn thôi, chẳng sợ nghèo /Lại sợ tuổi già đi nhanh quá /Tâm hồn con trẻ vẫn còn theo” . Chính bài thơ này của ông giáo là nguồn cảm hứng cho mình làm những bài thơ tặng thày cô giáo của mình.
    Sao mà thời đó thày cô vô tư, yêu mến học trò làm vậy.
    Cám ơn cô giáo Nguyễn Hương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh nhớ chính xác lắm đó. Em đăng bài này bên yahoo rồi. Nhưng em không phải là cô giáo đâu.Gia đình em có tới 4 thế hệ là nhà giáo nhưng em phá ngang anh à.

      Xóa
  7. Chủ nhật thật vui chị nhé! hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị cũng đi Karaoke để cho vui đây, Em cứ ôm đàn mà hát một mình nhé

      Xóa
  8. Cái tâm lớn của người thầy là còn dạy mãi cho thế hệ tiếp theo. sang thăm bạn, chúc bạn buổi tối vui vẻ nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đó anh Mẫn ơi. Có vậy mới xứng đáng làm Thầy phải không anh? Chúc anh luôn an lành nha

      Xóa
  9. Chúc Chị gái ngày mới an lành

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị cảm ơn em nhiều. Chúc em luôn bình an, em nhé

      Xóa
  10. Lâu rồi mới ghé thăm Hương.Bài viết của bạn về người cha- người thầy thật xúc động. Mình thấy điểm giống nhau giữa tính cách cha Hương với cha mình, mặc dù cha mình mất sớm hơn cha bạn( cha mình mất từ năm 1974). Các cụ ra đi nhưng còn để mãi trong lòng con cháu niềm tự hào, kính phục Hương nhỉ! Chúc hương luôn vui khỏe,hạnh phúc nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy Sơn nhỉ? cũng nhờ cội to mà cây mới đứng vững phải không Sơn.
      Bạn cũng luôn hạnh phúc nhé

      Xóa
  11. THAT NGUONG MO CHUC CU DOI DAO SUC KHOE VUI VE HANH PHUC BEN CANH CON CHAU

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cảm ơn chị NhaMy. Hôm nay chúng em tổ chúc 20/11 cho thầy em chị à.
      Chúc chị luôn ấm áp trong mùa đông này nhé

      Xóa
  12. MC sang chia vui với Chị gái yêu quý nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. MC ơi, cảm ơn em đã chúc mừng chị ngày 20/11. Nhưng chị không phải nhà giáo nên nhận câu chúc tháy ngượng quá. Lần sau chúc chị ngày 21/6 nhé

      Xóa
  13. Sang thăm bạn, Chúc bạn một buổi chiểu vui bạn nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn anh Mẫn nhiều. Chúc anh tuần mới an lành

      Xóa
  14. Chị gái ơi! Mấy ngày hôm nay ở Nghệ An mưa suốt và lạnh nữa, em đi làm dầm mưa nên bị cảm rồi, vì vậy nên không trả lời com bên nhà em và đi thăm chị được, chiều nay khỏe hơn chút ít nên vội sang thăm chị nè
    Chúc chị ngày nghỉ cuối tuần nhiều niềm vui và ấm áp hạnh phúc nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị cứ nghĩ em đang ở HN mà. Về quê bao giờ mà phải dầm mưa đi làm? Mùa này trong đó hay mưa đúng không em? Mưa Miền trung buồn lắm

      Xóa
  15. Thứ 7 đông đầy iu thương chị nhé! hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị cảm ơn em. Chúc em luôn sung mãn trong nghề nhé

      Xóa
  16. Về thăm em và được đọc bài viết hay, ý nghĩa.
    :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cảm ơn anh. Chúc anh mãi mãi là người thầy đáng quý trọng. anh nhé

      Xóa
  17. CHA TÔI (Trích đoạn về CHA TÔI! do bác Khuc Ha Linh viết về cha tôi)
    Cha tôi nhận sổ hưu khi 64 tuổi. Lúc về, người chỉ có một chiếc xe đạp Thống Nhất cũ và vài trăm quyển sách đủ các loại. Ấy là cha tôi cả một đời gần 30 năm bán sách, không có dấu ngắt quãng.
    Như thế không biết nên vui hay buồn? anh em tôi thường an ủi, nhờ cha bán sách mà mình được đọc từ bé, chẳng mất một xu. Cùng trang lứa, khối người ghen tỵ với chúng tôi…
    Cha tôi là con một nhà nho lỡ vận, phải bỏ học, theo ông nội tôi làm thợ sơn, chạm trổ, khắc tượng ở đình, chùa. Thuở nhỏ cha học chữ nho, rồi chữ quốc ngữ do ông nội tôi dạy. cũng nhờ có học chút ít, lại thêm hoa tay,nên chữ cha tôi đẹp và bay bướm. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, cha tôi tham gia phong trào diễn kịch, vẽ khẩu hiệu, phát thanh gọi loa tuyên truyền... Năm 1948 cha tôi vào Đảng Cộng sản Đông Dương tham gia công tác tuyên truyền địch vận. Năm 1949 Chi bộ Đảng cử cha về tề (vùng tạm chiếm của Pháp) sống với vợ con hợp pháp, bí mật lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
    Hồi ấy, trong vùng có một người từng là cán bộ Việt Minh, sau đảo ngũ sang hàng giặc, khét tiếng gian ác. Nhiều đảng viên, cán bộ bị bắt, bị xử bắn đều do hắn chỉ huy vây quét.
    Cha tôi đã khéo léo “kết bạn tâm giao” được với con người ấy. Một kế hoạch bắt tên phản bội được vạch ra được cấp trên duyệt: cha tôi tìm kế điệu hổ ly sơn, cùng ông ta đi về tỉnh chơi. Khi cả hai lọt vào ổ mai phục thì đội trừ gian diệt tề nhào lên bắt cả hai người. Cha tôi sẽ được rút ra vùng tự do thoát ly công tác. Nhưng thiếu kinh nghiệm phối hợp triển khai bắt địch, đã để kẻ phản bội chạy thoát. Tương kế tựu kế, cha cũng chạy theo… Những ngày sau đó, cha sống trong căng thẳng đến nỗi đi tiểu ra máu. Nhưng địch không phát hiện được vỏ bọc của cha.
    Ít lâu sau, do một tên chỉ điểm khác, cha tôi bị bắt ở đồn Phả Lại. Kẻ địch chỉ biết cha là người tuyên truyền cho Chính phủ Hồ Chí Minh những ngày tổng khởi nghĩa, không hề biết cha là đảng viên cộng sản, nên chúng tra tấn và đưa đi tù giam ở Gia Lâm.
    Hòa bình, ra tù trở về quê, cha làm đơn xin khôi phục Đảng tịch … Trong những ngày chờ tổ chức xem xét, cha vui vẻ làm mọi việc ở xóm thôn, lại tình nguyện làm công tác tuyên truyển phát thanh tin tức, kẻ khẩu hiệu, dạy bình dân học vụ, diễn kịch phục vụ giảm tô, cải cách ruộng đất. Cha vận động nhân dân trồng cây hè phố cho xanh mát phố phường. Cha đến từng nhà, đào hốc, trồng cây nhãn, trồng cây bàng. Đến hàng chục năm sau vẫn có người còn nhớ, đem chùm nhãn đến biếu cha tôi, gọi là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”…
    Một hôm ông cán bộ xã gặp cha tôi:
    - Anh có đi bán sách không? Trên tỉnh cử người về xin cán bộ thoát ly đấy. Tôi giới thiệu anh.
    Cha tôi đồng ý. Thế là đi thoát ly bán sách. Năm đó khoảng năm 1956,

    Trả lờiXóa