Ai đem thơ buộc vào tôi - Tự bao giờ với những lời thẳm sâu - Mỗi câu thơ một nhịp cầu - Nối tình người mãi bền lâu tình người
Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012
NÓI THẬT KHÓ LẮM
Tôi có 2 người bạn. Anh B là nhà báo của tỉnh, anh K là lãnh đạo phòng văn hóa huyện. Còn tôi chỉ là một anh giáo làng. Tuy là bạn cùng quê nhưng chúng tôi mỗi người một việc nên cũng ít hàn huyên. Mỗi năm chúng tôi chỉ gặp nhau chừng dăm bận. Vừa rồi bỗng dưng anh K tìm gặp tôi và bô bô từ cổng.
- Thằng B dạo này bố láo quá cậu à
Vốn chẳng lạ gì tính K, mỗi khi có việc gì không vừa lòng với ai là y như cậu ta gán cho họ cụm từ BỐ LÁO. Tôi đủng đỉnh:
- B bố láo thế nào hả cậu?
Mặc dù không vội vã gì nhưng K vẫn hấp tấp kể cho tôi nghe chuyện của B mà K cho là BỐ LÁO. Đó là: B vừa có bài viết đăng trên báo trung ương. Nội dung bài báo phản ánh chuyện có thật ở huyện T. Vì chưa được đọc bài báo nọ nên tôi hỏi K:
- Chắc là B nó có cái lý của nó. Mình biết B nó không có ác ý với ai bao giờ.
K xịu mặt khi thấy tôi có vẻ đứng về phía B nên im lặng.
Hơn 1 tháng sau tôi mới gặp được B. Đem chuyện bữa trước K nói hỏi lại B, B lẳng lặng rút trong cặp ra đưa cho tôi xem bài báo và buồn bã nói: Xem ra câu: Nói thật mất lòng vẫn là chân lý của muôn đời.
Chăm chú đọc kỹ bài báo, tôi thấy 3/4 lượng thông tin trong bài là khen, chỉ có 1/4 là phản ảnh những cái chưa được. Tôi hỏi B:
- Cậu viết thế này thì liên quan gì đến K mà K bảo cậu bố láo.
B hỏi lại tôi:
- Cậu còn nhớ vụ vỡ đê ở huyện này năm kia không? K mất chức huyện ủy viên cũng vì nó. Bây giờ mình phản ánh là chạm nọc K và một số người nữa chứ sao. Hơn nữa K lại là Hòa Thân thời hiện đại kia mà.
- Thảo nào mà mình nghe dân nói : K chửi cậu ở khắp nơi.
- Đúng vậy. B thừa nhận - và người ta cũng nói K là người lãnh đạo cơ quan văn hóa nhưng ăn nói như một người không có văn hóa.
Im lặng một lúc B tiếp:
- Thế chưa hết đâu, mình còn bị cả lãnh đạo huyện ấy chửi trên hội nghị rằng: Cái người ta bảo nói thì không nói, cái người ta bảo phải dấu đi thì lại lôi ra. Họ cũng bảo với mình rằng: Ông chủ tịch huyện ấy ghét mình lắm nhưng không thèm nói gì, cứ để cho bọn lâu la nó chửi.
Sau một cái thở dài đánh thượt, B thủng thẳng:
- Tất cả thái độ của mọi người đối với mình, minh biết chứ. Nhưng mình nghĩ: Nếu làm báo mà chỉ đi khen, không chỉ ra được những thiếu sót để mà sửa chữa thì chưa đủ. Trong tổng số 100 người đọc báo, bị 10 người phản đối, còn 30 người ủng hộ là tốt lắm rồi. Mình đã có tới 30 người ủng hộ cơ. Những người phản đối chỉ toàn là người có liên quan trực tiếp và những người quen lấy lòng lãnh đạo thôi.
Tôi bảo B:
- Cậu làm thế coi chừng mất việc đấy. Bây giờ người ta không ưa gì nói thẳng, nói thật đâu. Ưa nói ngọt cơ.
B vặn lại tôi:
- Cậu dậy văn mà quên câu : Mật ngọt chết ruồi à?
Câu hỏi của B khiến tôi thấy lúng túng. Hàng ngày tôi vẫn rao giảng cho học sinh của mình đức tinh ngay thẳng, thật thà và phải biết nhận lỗi khi sai trái. Vậy từ nay tôi rao giảng thế nào đây nhỉ?
Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012
VẢI THIỀU THANH HÀ
Câu ca: "Muốn là con mẹ con cha - Sinh ra ở đất Thanh Hà xứ Đông" hình như đã phần nào khảng định tiềm năng và lợi thế của vùng quê Thanh Hà.
Là vùng đất chiêm trũng, đất đai màu mỡ do phù sa của sông Thái Bình bồi đắp mà thành. Lại gần biển, thủy triều lên xuống hàng ngày nên hải sản nước ngọt, nước lợ quê tôi đều có cả. Những cua, cáy, ốc, ếch, rươi, cà ra ... bây giờ là đặc sản của người thành phố. Với người dân quê tôi, đây là món ăn dân dã.Nhưng đặc sản nổi tiếng của Thanh Hà lại là vải thiều
Những năm 80, cây vải thiều quê tôi có giá lắm. Khi đó tôi đã từng phải mua tới 100 ngàn đồng/ 1 kg vải thiều khô ( Trong khi lương của tôi chỉ được 25 ngàn đồng/ tháng). So sánh như vậy để mọi người hiểu thêm giá trị của cây vải thiều. Đến những năm 90. chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã khuyến khích người dân Thanh Hà chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn. Vậy là, nhà nhà thi nhau lập vườn trồng vải. Diện tích vải toàn huyện đã có thời kỳ lên tới trên 8 ngàn ha. Diện tích trồng lúa thu hẹp chỉ còn khoảng 4 ngàn ha. Đất đai trở nên có giá trị. Đất nào cũng thành bờ xôi ruộng mật cả. Cây vải trở thành cây vàng của mỗi gia đình. Thời hoàng kim đó chỉ kéo dài được khoảng dăm bẩy năm. Sau đó giá trị của cây vải thấp dần bởi vải thiều Thanh Hà đã được di cư đi khắp vùng miền. Từ năm 2005, giá trị của vải đã tụt xuống đáy. 1kg vải tươi có khi chỉ còn 2 ngàn đồng. Nhiều gia đình có vải nhưng không hái được, gọi người hái thuê cũng khó. Cho người khác hái cũng không có ai muốn lấy. Bởi công 1 ngày hái vải đến hơn 100 ngàn. trong khi giá có 2 ngàn/1kg. Chả ai muốn bỏ sức ra để làm. Vậy là người dân lại phải chặt cây vải để trồng cây khác. Diện tích vải nay đã giảm xuống còn hơn 4 ngàn ha. Trong đó có nhiều trà vải, giống vải khác nhau. Vải thiều chỉ còn tập trung ở 14/ 25 xã trong huyện. Nhưng điệp khúc: Được mùa mất giá vẫn liên tục diễn ra. Có những năm vải mất mùa. Giá cũng chỉ được 12 - 15 ngàn đ/1kg. Nhưng để có được quả vải thơm ngon đẹp mắt đâu phải dễ. Ngoài chăm bón vun trồng khó nhọc, còn phải đặc biệt chú ý đến phòng trừ sâu bệnh nữa. Phun thuốc trừ sâu bệnh từ khi có hoa đến khi thu hoạch tới cả chục lần. Nếu thời tiết không thuận, vải sắp được thu hoạch vẫn bị rụng hết vì mưa. Mùa thu hoạch vải lại thường trùng với mùa thu hoạch lúa. Cái nắng nóng hầm hập của mùa hè cộng với hương nồng của vải lại càng thêm nóng. Ngồi dưới gốc vải bó quả còn nóng hơn cả gặt lúa ngoài đồng.
Năm nay, vải thiều lại được mùa. Mới đầu vụ, giá vải U hồng, U thâm cũng chỉ dao động ở mức 10 - 15 ngàn đồng/ 1kg. Vải Lai khoảng 10 ngàn. Dự đoán giá vải thiều sẽ ở mức dưới 10 ngàn. Với giá ấy, dân cũng chẳng thiết tha với cây vải nữa. Nhưng ngoài cây vải, những người dân của vùng vải cũng chưa biết trồng cây gì cho có hiệu quả hơn.
Anh NQD, trưởng khoa Báo chí ( Học viện BC) đã từng bảo tôi: "Em tham mưu cho lãnh đạo huyện đừng phá bỏ cây vải em nhé. Bởi đây là đặc sản của quê mình. Nếu phá vải, Thanh Hà còn gì để tự hào nữa". Đúng vậy, không có vải thiều, Thanh Hà còn gì để tự hào nữa?
Có chỉ dẫn địa lý Vải thiều Thanh Hà rồi, nhưng giá vải của quê tôi cũng chưa hơn gì những nơi chưa có chỉ dẫn. Người trồng vải quê tôi vẫn chưa thể cười tươi khi đến mùa thu hoạch vải.
Là vùng đất chiêm trũng, đất đai màu mỡ do phù sa của sông Thái Bình bồi đắp mà thành. Lại gần biển, thủy triều lên xuống hàng ngày nên hải sản nước ngọt, nước lợ quê tôi đều có cả. Những cua, cáy, ốc, ếch, rươi, cà ra ... bây giờ là đặc sản của người thành phố. Với người dân quê tôi, đây là món ăn dân dã.Nhưng đặc sản nổi tiếng của Thanh Hà lại là vải thiều
Những năm 80, cây vải thiều quê tôi có giá lắm. Khi đó tôi đã từng phải mua tới 100 ngàn đồng/ 1 kg vải thiều khô ( Trong khi lương của tôi chỉ được 25 ngàn đồng/ tháng). So sánh như vậy để mọi người hiểu thêm giá trị của cây vải thiều. Đến những năm 90. chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã khuyến khích người dân Thanh Hà chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn. Vậy là, nhà nhà thi nhau lập vườn trồng vải. Diện tích vải toàn huyện đã có thời kỳ lên tới trên 8 ngàn ha. Diện tích trồng lúa thu hẹp chỉ còn khoảng 4 ngàn ha. Đất đai trở nên có giá trị. Đất nào cũng thành bờ xôi ruộng mật cả. Cây vải trở thành cây vàng của mỗi gia đình. Thời hoàng kim đó chỉ kéo dài được khoảng dăm bẩy năm. Sau đó giá trị của cây vải thấp dần bởi vải thiều Thanh Hà đã được di cư đi khắp vùng miền. Từ năm 2005, giá trị của vải đã tụt xuống đáy. 1kg vải tươi có khi chỉ còn 2 ngàn đồng. Nhiều gia đình có vải nhưng không hái được, gọi người hái thuê cũng khó. Cho người khác hái cũng không có ai muốn lấy. Bởi công 1 ngày hái vải đến hơn 100 ngàn. trong khi giá có 2 ngàn/1kg. Chả ai muốn bỏ sức ra để làm. Vậy là người dân lại phải chặt cây vải để trồng cây khác. Diện tích vải nay đã giảm xuống còn hơn 4 ngàn ha. Trong đó có nhiều trà vải, giống vải khác nhau. Vải thiều chỉ còn tập trung ở 14/ 25 xã trong huyện. Nhưng điệp khúc: Được mùa mất giá vẫn liên tục diễn ra. Có những năm vải mất mùa. Giá cũng chỉ được 12 - 15 ngàn đ/1kg. Nhưng để có được quả vải thơm ngon đẹp mắt đâu phải dễ. Ngoài chăm bón vun trồng khó nhọc, còn phải đặc biệt chú ý đến phòng trừ sâu bệnh nữa. Phun thuốc trừ sâu bệnh từ khi có hoa đến khi thu hoạch tới cả chục lần. Nếu thời tiết không thuận, vải sắp được thu hoạch vẫn bị rụng hết vì mưa. Mùa thu hoạch vải lại thường trùng với mùa thu hoạch lúa. Cái nắng nóng hầm hập của mùa hè cộng với hương nồng của vải lại càng thêm nóng. Ngồi dưới gốc vải bó quả còn nóng hơn cả gặt lúa ngoài đồng.
Năm nay, vải thiều lại được mùa. Mới đầu vụ, giá vải U hồng, U thâm cũng chỉ dao động ở mức 10 - 15 ngàn đồng/ 1kg. Vải Lai khoảng 10 ngàn. Dự đoán giá vải thiều sẽ ở mức dưới 10 ngàn. Với giá ấy, dân cũng chẳng thiết tha với cây vải nữa. Nhưng ngoài cây vải, những người dân của vùng vải cũng chưa biết trồng cây gì cho có hiệu quả hơn.
Anh NQD, trưởng khoa Báo chí ( Học viện BC) đã từng bảo tôi: "Em tham mưu cho lãnh đạo huyện đừng phá bỏ cây vải em nhé. Bởi đây là đặc sản của quê mình. Nếu phá vải, Thanh Hà còn gì để tự hào nữa". Đúng vậy, không có vải thiều, Thanh Hà còn gì để tự hào nữa?
Có chỉ dẫn địa lý Vải thiều Thanh Hà rồi, nhưng giá vải của quê tôi cũng chưa hơn gì những nơi chưa có chỉ dẫn. Người trồng vải quê tôi vẫn chưa thể cười tươi khi đến mùa thu hoạch vải.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)